7Tuy được biên soạn thà nh một tác phẩm độc lập, nhưng phạm vi của vấn đề rất rộng, được nghiên cứu với nhiều công trình của các học giả Phật giáo phương Tây và Nhật Bản. Số lượng các tác phẩm liên hệ khá đồ sộ, mà trong khả năng và điều kiện hiện tại, người biên soạn không thể tham khảo hết được. Do đó, mục đÃch mong muốn của người viết chỉ giới hạn trong một phạm vi hạn chế của vấn đề
Ảnh hưởng hỗ tương trực tiếp hoặc gián tiếp với ba hệ tư duy - Ấn giáo, Hồi giáo và Công giáo Vatican. Những ảnh hưởng hỗ tương nà y, tự căn để, có thể cho thấy thấp thoáng đâu đó khát vọng của con người, từ buổi đầu của lịch sử cho đến hiện đại.
Trong khoảng không gian và thời gian rộng lớn và lâu dà i, thiền Phật giáo đã có những phát triển và biến đổi trong những sinh hoạt đa dạng của xã hội. Từ đó thiền Phật giáo cung cấp cho chúng ta nhận thức, trong phạm vi chân lý thường nghiệm hay hiện thực xã hội, rằng ý thức con người với khả năng tư duy của nó, từ trình độ đơn giản nhất cho đến phức tạp nhất như được thấy trong thời hiện đại. ChÃnh ý thức ấy đã dẫn đạo lịch sử xã hội loà i người tiến hóa như thế nà o, nhắm đến mục đÃch cứu cánh nà o. Đây là vấn đề mà tập sách nà y không thể đáp ứng.
Nói một cách cụ thể, sự phát triển và biến đổi của thiền Phật giáo trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, được thực hà nh trong các tông phái như Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Tịnh Độ và Thiền tông, song song với các phương pháp tu dưỡng của Đạo giáo, cùng với các ứng dụng trong kỹ thuật luyện công, luyện khà của các phái võ như Võ Đang và Thiếu Lâm. Lịch sử phát triển và biến đổi thiền như vậy cũng là một chương quan trọng, nếu muốn nói đến nguồn gốc và ảnh hưởng của Thiền Phật giáo. Dù vậy, đây cũng là vấn đề vượt ngoà i tầm với của tác giả. Xin trân trọng ghi nhận sự khiếm khuyết không có khả năng hoà n tất.
Khoa mục được trình bà y trong tập sách nà y chỉ ở mức khả dĩ chấp nhận, vì còn nhiều vấn đề cần nói mà người viết chưa thể nói hết. Hy vọng thời gian và hoà n cảnh còn cho phép.