The book provides a glimpse of the struggle of five women, coming from different backgrounds, trying to cope with the tumultuous years of violence in war-torn Vietnam, through the French colonization, Japanese occupation, and the breakup of the country. It depicts, to a certain extent, their traditional roles in upholding the social norm and value systems in a society that was at time on the verge of moral bankruptcy.
Bên Kia Bến Đỗ nhắc nhớ những đóng góp của phụ nữ Việt qua nhiều năm loạn lạc, chiến chinh, của thế kỷ 20. Nhiều mẩu chuyện dựa trên bối cảnh lịch sử của giai đoạn này nhưng không thiếu những câu chuyện có tánh dã sử từng được lưu truyền trong dân gian mà tới nay có lẽ đã mai một nhiều. Truyện được đan dệt qua nhiều giai thoại dở khóc dở cười, lẫn những ngậm ngùi đắng cay, lắm khi tủi nhục, qua cuộc đời của 5 nhân vật nữ chính trải qua thời Pháp thuộc, thời Nhựt chiếm, tới giai đoạn Việt Nam bị chia cắt.
Đọc 'Bên Kia Bến Đỗ' để thấy chế độ thuộc địa đã đẩy con người đến gần bờ vực khánh kiệt đạo đức ra sao, và ai đã kiên trì lặng lẽ gìn giữ giềng mối xã hội.
Đọc 'Bên Kia Bến Đỗ' để nghe những giai thoại về cuộc di cư lịch sử từ miền Bắc vào Nam năm 1954, kể cả những va chạm do 'bất đồng ngôn ngữ!' lẫn những tình tự tình Bắc duyên Nam.
Đọc 'Bên Kia Bến Đỗ' để nghe những giai thoại cải cách xã hội ở miền Nam sau 1954, kể cả những cuộc bầu cử, những đạo luật bảo vệ 'thuần phong mỹ tục', phong trào phụ nữ, và phong trào chống nạn mù chữ.